Forex broker là gì?

Forex broker hay còn gọi là nhà môi giới ngoại hối, đây là trung gian giúp các nhà giao dịch mua bán tài sản bù lại nhà môi giới ngoại hối sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng trên mỗi giao dịch được vào. Do đó, một nhà môi giới có thể được coi là trung gian trao đổi các tài sản tài chính.

Vai trò của nhà môi giới ngoại hối thường được tìm thấy trong cổ phiếu, hàng hóa, phái sinh và thậm chí là bảo hiểm hay bất động sản. Và cho tới khi kỷ nguyên điện thoại bắt đầu, hầu hết các nhà môi giới đều chuyển sang hoạt động trên điện thoại… khi ấy khách hàng có thể gọi điện cho nhà môi giới và đặt hàng các giao dịch, sau đó nhà môi giới sẽ thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch.

Với sự ra đời của Internet, các nhà môi giới cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản và giao dịch thông qua các nền tảng điện tử và ứng dụng máy tính. Từ broker (môi giới) trong quá khứ được coi là một cá nhân làm trung gian trao đổi và thường hoạt động tại một cơ quan được gọi là nhà môi giới (Brokage). Ngày nay thuật ngữ “Broker” được dùng cho cả cá nhân môi giới và cả các nhà môi giới (Sàn giao dịch tài chính)

Nhà giao dịch nhỏ lẻ

Tên gọi phổ cho các nhà giao dịch cá nhân hiện đại là nhà giao dịch ngoại hối nhỏ lẻ (Retail Forex Trader). Theo truyền thống, các giao dịch ngoại hối được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng bởi những nhà giao dịch lớn như công ty xuất nhập khẩu, ngân hàng và các tập đoàn đa quốc gia. Các tổ chức này giao dịch tiền tệ cho mục đích thương mại và phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

Nhà giao dịch ngoại hối nhỏ lẻ được thực hiện các giao dịch thông qua các công ty giao dịch. Các công ty này cũng được biết đến bởi thuật ngữ “ Forex aggregators” (Tập hợp giao dịch ngoại hối). Giao dịch ngoại hối bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990 với sự xuất hiện của giao dịch tài chính dựa trên Internet. Vào thời điểm đó, các nhà môi giới và đại lý giao dịch đã đi vào kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ tham gia thị trường, mà trước đây chỉ có các tổ chức tài chính, công ty quy mô lớn có thể tham gia.

Các nhà môi giới ngoại hối thường cho phép các nhà giao dịch thiết lập tài khoản nhỏ và cho phép họ giao dịch trực tuyến thông qua các nền tảng giao dịch dựa trên Internet. Hầu hết các giao dịch được thị hiện trên thị trường giao ngay, mặc dù một số nhà môi giới có kinh doanh các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn. Giao dịch ngoại hối trở nên phổ biến hơn đối với các nhà giao dịch cá nhân vì các nhà môi giới cho họ cơ hội giao dịch với tài khoản ký quỹ. Điều này cho phép các nhà giao dịch vay vốn hiệu quả để thực hiện giao dịch và nhân số tiền họ ký quỹ lên nhiều lần để có thể vào lệnh với khối lượng lớn hơn.

Nhà môi giới và đại lý

Hầu hết các nhà môi giới ngoại hối hoạt động dưới vai trò như một đại lý, họ thường dùng những giao dịch bán ra để cung cấp thanh khoản cho những giao dịch mua vào. Các nhà môi giới kiếm tiền bằng hoạt động này bằng cách tính phí các giao dịch thông qua Spread (Chênh lệch giá mua bán).

Vào những năm 2000, các nhà môi giới bắt đầu các tài khoản trực tuyến cho các nhà đầu tư, hệ thống này lấy trực tiếp giá từ các ngân hàng lớn và hệ thống dịch vụ môi giới (EBS). Các nhà môi giới có thể cung cấp dịch vụ mua bán bằng cách kết hợp nhiều giao dịch nhỏ lại với nhau và đàm phán chúng trong thị trường môi giới ngoại hối vốn bị chi phối bởi các ngân hàng. Bởi vì khối lượng giao dịch được cộng dồn lại và trở nên lớn hơn nhiều, những người tham gia giao dịch ngoại hối lớn sẵn sàng cung cấp thanh khoản cho các nhà giao dịch nhỏ hơn. Mức chênh lệch giá mua cũng vì thế mà được giảm xuống, khi các nhà giao dịch nhỏ lẻ có thể tiếp cận với các giao dịch ngoại hối lớn hơn.

Dealing Desk – Bàn giao dịch

Thông thường, các nhà giao dịch nhỏ lẻ chỉ có thể tiếp cận thị trường ngoại hối thông qua nhà môi giới. Tuy nhiên các nhà môi giới ngoại hối lại cung cấp 2 phương thức giao dịch chính:

  • Đầu tiên là Dealing Desk – đây là hình thức nhà môi giới sẽ dùng các lệnh bán để làm thanh khoản cho các lệnh mua. Thông thường các nhà giao dịch sẽ phải chịu chi phí lớn hơn trong các lệnh giao dịch như vậy, việc thực hiện được lệnh giao dịch hay không có thể sẽ phụ thuộc vào nhà môi giới.
  • Thứ hai là No dealing desk – đây là hình thức các nhà giao dịch được truy cập vào thị trường lớn hơn, các giao dịch có thể được trao đổi cho nhau trên toàn cầu. Nhưng có thể nhà giao dịch sẽ phải chịu một khoản chi phí cho dịch vụ này. Họ cũng có thể chịu các khoản chi phí mua bán nhiều hơn tùy theo điều kiện thị trường.

Dịch vụ khác được cung cấp bởi nhà môi giới

Ngoài việc giúp khách hàng mua và bán tài sản, các nhà môi giới cũng cung cấp các dịch vụ phụ trợ liên quan khác:

  • Thông tin, tin tức thị trường và bản phân tích nghiên cứu thị trường
  • Biểu đồ giá
  • Giảng dạy giao dịch và đưa ra lời khuyên
  • Quản lý tài khoản – sao chép tín hiệu

Một số dịch vụ có thể được cung miễn phí, tuy nhiên một số khác cao cấp hơn thì bạn sẽ cần trả một khoản phí.

Tóm tắt

Các nhà môi giới ngoại hối cung cấp dịch vụ thiết yếu cho thị trường, đặc biệt là cho các nhà giao dịch cá nhân. Kể từ khi các forex broker (nhà môi giới ngoại hối) gia nhập thị trường, thì các nhà giao dịch nhỏ lẻ cũng có cơ hội tiếp cận thị trường ngoại hối một cách tốt hơn. Cạnh tranh giữa các nhà môi giới càng cao thì chi phí sẽ càng thấp và có lợi cho các nhà giao dịch.

Theo [FXCM]

Dịch bởi: kienthucforex.com

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia